“Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”

03/01/2023 1066 0
Bộ Văn hóa, “Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.


ng dụng mã QR tại Khu di tích Xẻo Quít (nguồn internet)

Với quan điểm hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tận dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phát triển du lịch thông minh nâng cao nâng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp định hướng, chiến lược phát triển du lịch.

Phát triển du lịch thông minh trên cơ sở lấy khách du lịch làm trung tâm, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, thúc đẩy gia tăng khách du lịch nội địa; Lấy cải cách và xây dựng thể chế, chính sách làm tiền đề, nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến là đột phá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là nhân tố cốt lõi. Hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường là động lực, sức bật cho ngành Du lịch Việt Nam vừa phát huy được những thành quả đã tạo dựng, vừa mở ra một không gian tiềm năng mới cho ngành du lịch.

Đề án đề ra mục tiêu chung, là ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong thời đại số, hỗ trợ kết nối hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp, khách du lịch và các chủ thể liên quan. Phát triển du lịch thông minh đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.


Hệ thống du lịch ảo được triển khai tại tỉnh Hà Nam (nguồn internet)

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, Đề án đề ra 7 nội dung nhiệm vụ và giải pháp như sau: (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về phát triển du lịch thông minh; (2) Phát triển hệ thống dữ liệu số trong lĩnh vực du lịch; (3) Phát triển các nhóm ứng dụng: Nhóm ứng dụng hỗ trợ khách du lịch, nhóm ứng dụng hỗ trợ quản lý nhà nước về du lịch, nhóm ứng dụng hỗ trợ, quản lý điểm đến thông minh, nhóm ứng dụng hỗ trợ, quản lý doanh nghiệp thông minh; (4) Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; (5) Nguồn nhân lực; (6) Hợp tác quốc tế; (7) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch thông minh.

Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho các Vụ, đơn vị thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nội dung Đề án.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp Tổng Cục Du lịch triển khai thực hiện Đề án hiệu quả. Xây dựng triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch thông minh ở địa phương. Số hóa, kết nối, tích hợp các dữ liệu về du lịch địa phương vào hệ thống thông tin, dữ liệu quản lý chung theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, du lịch. Ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động triển khai Đề án và đầu tư phát triển hạ tầng phụ vụ du lịch, khuyến khích hỗ trợ, thúc đầy doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống nền tảng, ứng dụng dùng chung trong lĩnh vực du lịch theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án này.

Hiền Hòa

Nguồn: QĐ số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21/12/2022

File đính kèm :

qd phe duyet da dl thongminh 1

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu