Đoàn khảo sát Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê ở Sa Đéc
Đoàn đã đến khảo sát 1 số điểm tham quan và cơ sở lưu trú: Điểm tham quan và vui chơi giải trí Happy Land hùng Thy, Điểm tham quan Miền Tây Lodge, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Homestay Ngôi Nhà Hoa và Ếch, Homestay Mộc Nhiên, Homestay và nghĩ dưỡng Sa Nhiên Garden tại thành phố Sa Đéc và tham gia trải nghiệm các hoạt động du lịch trên địa bàn xã Tân Thuận Tây: hoạt động dỡ chà; trải nghiệm không gian đêm Tân Thuận Tây (với các hoạt động: tham quan nhà cổ, không gia tái hiện nghề xắt thuốc rê Cao Lãnh, nghề rèn, quết bánh phồng, giũ cá cơm…) tham quan Vườn nho Năm Nhân, chùa Hồng Liên…
Đoàn tham gia trải nghiệm giũ cá cơm tại Không gian đêm Tân Thuận Tây
Trải nghiệm cán bánh phồng tại Không gian đêm Tân Thuận Tây
Qua khảo sát và tham gia trải nghiệm, PGS.Tiến sĩ Ngô Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh nhận định về tài nguyên, tiềm năng, sản phẩm hiện có ở làng văn hóa du lịch Sa Đéc và cả Tân Thuận Tây rất đa dạng và chúng ta cũng đang khai thác khá tốt. Tuy nhiên, khâu thuyết minh cũng như xây dựng các câu chuyện về sản phẩm du lịch ở các điểm chưa được chú trọng và thực hiện tốt nên chưa tạo được sự hấp dẫn; điều kiện lưu trú chưa đảm bảo (không gia đêm Tân Thuận Tây); vấn đề về môi trường…, để hướng đến mô hình Ocop du lịch Quốc gia (4 – 5 sao) tỉnh cần xây dựng dự án với lộ trình cụ thể dựa trên các tiêu chí về Ocop du lịch Quốc gia.
PGS.Tiến sĩ Ngô Thị Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh trao đổi đánh giá và định hướng cho mô hình du lịch ở Tân Thuận Tây
Bên cạnh chỉ ra các điểm hạn chế, Đoàn đã có những gợi ý, đề xuất ban đầu cho 2 mô hình như: địa phương cần linh hoạt vận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của địa phương và vốn đối ứng từ người dân để nâng cấp, xây dựng các sản phẩm cũng như hạ tầng phục vụ hiện có; định hướng cơ sở hạ tầng, cảnh quan và cơ sở lưu trú; đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng bộ phận điều phối và bộ quay tắc ứng xử; đề xuất cơ chế quản lý mô hình; xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu và công tác quảng bá, xúc tiến…
Nối tiếp chuyến khảo sát này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có chuyến Khảo sát, học tập kinh nghiệm các Mô hình Làng Văn hoá Du lịch cộng đồng, Làng Sinh thái Du lịch, Mô hình OCOP Du lịch quốc gia tại Hà Nội và Nam Định. Với mục tiêu sẽ chuẩn hóa Làng hóa hóa du lịch Sa Đéc và xây dựng Tân thuận Tây (thành phố Cao Lãnh) thành Làng văn hóa du lịch Tân Thuận Tây đạt chuẩn mô hình Ocop du lịch Quốc gia (chuẩn 4- 5 sao) trong thời gian tới, góp phần tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
Bích Liễu – Khánh Vân