Cây nêu- Ký ức Di sản Văn hóa Việt

31/12/2021 3434 0

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Có thể nói dựng cây nêu ngày Tết là phong tục truyền thống của người Việt. Nguồn gốc của cây nêu xuất hiện bởi xưa kia con người vốn làm thuê cho quỹ. Chúng bắt con người trồng lúa và chỉ được lấy rơm rạ. Sau nhiều lần cầu cứu Đức Phật, con người đa lấy lại được ruộng đất và quỹ bị Phật đày ra Biển Đông. Trước khi di quỹ xin Phật được phép trở lại đất liền vài ba ngày trong năm để viếng mộ Tổ tiên. Chính vì thế nên hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, người ta trồng một cây nêu để cho quỹ biết mà không đến phần đất của con người. Từ đó mới có tập tục trồng cây nêu ngày Tết.

Tùy theo mỗi địa phương mà phong tục tập quán mỗi nơi khác nhau và cây nêu cũng vậy. Với miền Nam chúng ta thì cây nêu thường là cây tre, người ta thường lấy từ phần thân cho đến hết ngọn, sau đó cắm xuống đất trước cửa nhà. Người Việt xưa coi cây nêu là trục của vũ trụ, là cột nối giữa đất với trời. Cây nêu phải làm bằng tre, vì tre có đốt là bậc thang đi về của thần linh mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu hội tụ sinh khí giúp mùa màng được tươi tốt. Tre phải là loại tre già, to, thẳng không được cụt ngọn. Trên  ngọn để lại một phần lá tượng trưng cho mây trời. Ngoài ra trên ngọn người ta thường sẽ treo một cái lòng đèn nhỏ, hay một câu đối trên giấy đỏ, cũng có thể là dây pháo… Ở một số nơi khác nhau thì có thể rắc thêm vôi xung quanh hoặc treo tỏi

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp, bởi đó là ngày Công Ông Táo lên trời không có người quản lý nhà cửa nên quỹ sẽ hoành hành hơn. Cây nêu có tác dụng xua đuổi quỹ dữ tránh xa vùng đất con người. Theo quan niệm ngày xưa, cây nêu cũng là biểu tượng của sự uy quyền, nhà nào có quyền thế nhất sẽ có cây nêu cao nhất.

Ngày hạ nêu là ngày mùng 7 tháng Giêng. Trước khi hạ nêu cần tránh động thổ để cho đất được hội tụ sinh khí. Sau khi hạ nêu mọi người có thể bước vào các hoạt động liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Trước mỗi khi Tết đến người ta thường dựng cây nêu trước cửa nhà với ý nghĩa tâm linh là mong muốn những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến và xua đuổi tà ma, quỹ dữ. Thế nhưng ngày nay phong tục dựng cây nêu ấy đã dần dần bị mai một đi và ít còn xuất hiện trong những dịp Tết đến. Mà thay vào đó là chơi hoa mai, hoa đào, cây cảnh hay những trò chơi hiện đại.

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu rằng phong tục dựng nêu ngày Tết có còn phù hợp với xã hội hiện nay hay không? Và có nên loại bỏ phong tục dựng cây nêu ngày Tết hay không?

Trước tiên chúng ta thấy khi đất nước bắt đầu hội nhập kinh tế đi cùng với đó là sự giao thoa văn hóa các nước với nhau. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển thời đại công nghệ 4.0 thì càng là một thách thức lớn đối với nước ta. Sự du nhập văn hóa phương Tây vào nước ta mang lại những mặt tích cực và tiêu cực vì thế chúng ta nên tiếp thu một cách có chọn lọc, hòa nhập chứ không hòa tan.

Theo bản thân tôi thì phong tục dựng cây nêu ngày Tết cổ truyền nên được gìn giữ lại và lưu truyền lại nhưng ở mức độ vi mô chứ không còn là vĩ mô. Tức là chỉ nên sử dụng ở các đình làng, Bảo tàng, nơi trưng bày triễn lãm các hoạt động ngày Tết chứ không phổ biến như ngày xưa mỗi nhà đểu dựng cây nêu ngày Tết. Bởi dựng cây nêu ngày Tết cổ truyền nhắc chúng ta gợi nhớ về truyền thống văn hóa ý nghĩa của người Việt, cũng như nguồn gốc cội nguồn của dân tộc. Trong các lễ hội, cây nêu còn được xem là tiêu điểm tập trung, là sự gắn kết – kết nối giữa cộng đồng. Khi cây nêu được dựng lên là thời khắc tạo nên sự cân bằng tuyệt đối trong sự vận hành giữa năm cũ với năm mới. Con người có thể vui chơi, sinh hoạt cộng đồng quên đi những ưu phiền của năm cũ và chuẩn bị đón nhận những niềm vui, điều tốt lành cho một năm mới.

Chúng ta nên loại bỏ những phong tục lạc hậu, cổ hữu chỉ nên giữ lại những truyền thống văn hóa tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời tạo nên nền tảng kết hợp giữa giá trị truyền thống với các giá trị văn hóa mới trong quá trình phát triển đất nước hiện nay, góp phần thực hiện thành công mục tiêu: “ Xây dựng nền hoa văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”.

ĐẶNG VĂN HÙNG

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu